Trong hoạt động kinh doanh sản xuất, cần tạo một môi trường an toàn trước các sự cố để đảm bảo cho người và tài sản trong khu vực. Những biện pháp phòng cháy – chữa cháy dưới đây sẽ giúp các bạn phần nào giảm thiểu được thiệt hại khi chẳng may có đám cháy xảy ra.
Biện pháp phòng cháy chữa cháy cơ bản hiệu quả
Trong hoạt động sản xuất kinh doanh của mục tiêu các biện pháp phòng cháy được sử dụng chủ yếu là:
- Tạo môi trường không cháy và khó cháy bằng cách thay thế các khâu sản xuất kinh doanh, môi trường, thiết bị vật liệu…từ dễ cháy, có nguy hiểm cháy, trở thành không cháy và khó cháy.
- Hạn chế diện tích sản xuất, diện tích bảo quản chất cháy với máy móc thiết bị tới mức cần thiết.
- Ngăn chặn đường phát triển của lửa như xây tường ngăn cháy, cửa ngăn cháy đê bao vành đai trống, lắp đặt thiết bị chống cháy lan.
- Lắp đặt hệ thống báo cháy và chữa cháy tự động, bán tự động.
- Ngăn chặn triệt tiêu nguồn nhiệt gây cháy, quản lý chặt chẽ nguồn lửa, nguồn nhiệt sử dụng trong sản xuất hoạt động kinh doanh, trong sinh hoạt.3.Cách ly chất cháy với nguồn lửa, nguồn nhiệt với máy móc thiết bị với các khâu hoạt động sản xuất có khả năng sinh nhiệt, gây cháy.
Các phương pháp chữa cháy cơ bản
- Ngăn cách ôxy với chất cháy (cách ly):
- Là phương pháp cách ly ôxy với chất cháy hoặc tách rời chất cháy ra khỏi vùng cháy.
- Dùng thiết bị chất chữa cháy úp chụp đậy phủ lên bề mặt của chất cháy. Ngăn chặn ôxy trong không khí với vật cháy. Đồng thời di chuyển vật cháy ra khỏi vùng cháy.
- Các thiết bị chất chữa có tác dụng cách ly như nắp đậy chậu, đất cát, bọt chữa cháy, chăn nệm, bao tải, vải bạt.
- Làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp chất cháy ( làm ngạt)
- Là dùng các chất không tham gia phản ứng cháy phun vào vùng cháy làm loãng nồng độ ôxy và hỗn hợp cháy tới mức bị ngạt không duy trì được sự cháy.
- Sử dụng các chất chữa cháy như khí IG100 CO2, nitơ ( N2) bọt trơ.
- Phương pháp làm lạnh (thu nhiệt).
- Là dùng các chất chữa cháy có khả năng thu nhiệt làm giảm nhiệt độ của đám cháy nhỏ hơn nhiệt độ bắt cháy của chất cháy đám cháy sẽ tắt.
- Sử dụng các chất chữa cháy như khí trơ lạnh CO2, N2 H2O. Sử dụng nước chữa cháy cần chú ý không dùng nước chữa các đám cháy đang có điện, hóa chất kỵ nước như: xăng, dầu, gas và đám cháy có nhiệt độ cao trên 1900 độ C mà nước quá ít.
- Chữa cháy bằng phương pháp kìm hãm (ức chế) phản ứng cháy:
- Là loại bỏ khả năng hoạt động của phản ứng cháy chuỗi bằng cách đưa chất chữa cháy vào gốc lửa làm cho phản ứng cháy chậm lại hoặc không thực hiện được.
- Bọt chữa cháy hoặc cát có tác dụng làm giảm nhiệt độ và lượng oxy cung cấp cho đám cháy.
Quy trình giải quyết sự cố đám cháy xảy ra
- Báo động cháy ( tự động, kẻng, tri hô).
- Cắt điện khu vực cháy.
- Tổ chức đưa người bị nạn và di chuyển tài sản ra khỏi vùng cháy.
- Sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ để cứu chữa đám cháy.
- Gọi điện thông báo có chất cho đội chữa cháy chuyên nghiệp gần nhất hoặc gọi về đường dây nóng Trung tâm chữa cháy của thành phố (114).
- Phòng trừ phần tử xấu lợi dụng chữa cháy để lấy cắp tài sản, giữ gìn trật tự phục vụ chữa cháy thuận lợi.
- Hướng dẫn đường, nơi đỗ xe, nguồn nước chữa cháy cho lực lượng chữa cháy.
- Phối hợp với lực lượng chữa cháy chuyên nghiệp cứu chữa đám cháy.
- Triển khai lực lượng bảo vệ hiện trường cháy sau khi dập tắt đám cháy.
Nguy cơ hỏa hoạn chẳng may xảy ra chúng ta không thể lường trước được. Hãy tự trang bị cho mình những kiến thức cần thiết cùng các phương pháp chữa cháy cơ bản để có thể ứng phó trước các tình huống bất ngờ hỏa hoạn có thể xảy ra.