Hệ thống được điều khiển bởi trung tâm báo cháy horing AH-00212 được tự động cài đặt trong 24/24. Trong trạng thái hoạt động bình thường đèn Power trên tủ luôn sáng. Với những tính năng ưu việt và cách sử dụng dễ dàng nên tủ trung tâm báo cháy Horing AH-00212 rất được ưa chuộng hiện nay.
Chi tiết cách sử dụng trung tâm báo cháy Horing AH-00212
Trung tâm Horing AH-00212 có tính năng gì?
- Tủ AH-00212 có thời gian trì hoãn trong quá trình làm việc. Đảm bảo hệ thống có thời gian nhất định để kiểm định lại xem có thật sự có đám cháy sảy ra không. Trước khi phát ra tín hiệu cảnh báo cháy đến các thiết bị đầu ra. Nhờ vậy tủ sẽ tránh được những trường hợp báo động giả không mong muốn do yếu tố môi trường gây ra.
- Tủ có tính năng thông minh tự động ngắt nguồn dự phòng, khi điện áp acquy dự phòng xuống dưới 18 VDC. Điều này giúp bảo vệ được những sự cố về điện ảnh hưởng đến nguồn dự phòng cho hệ thống.
- Các module cấp nguồn rtreen tủ được trang bị các thiết bị bảo vệ để đảm bảo an toàn. Tủ trung tâm Horing AH-00212 sẽ ít khả năng bị hỏng hóc khi tăng nhiệt độ lên cao hoặc nguồn cấp hoạt động không ổn định
- Tủ được thiết kế thân thiện, dễ sử dụng đối với mọi người. Bảo trì hay thay thế ác bo mạch cũng rất dễ dàng mà không cần tháo tủ. Tủ có khả năng chịu nhiệt tốt, phù hợp với 1 số yêu cầu khắc nghiệt. Bạn cũng có thể dễ dàng làm sạch trên bề mặt tủ bằng các phương pháp thông thường.
Hướng dẫn sử dụng tủ báo cháy AH-00212
Tủ báo cháy AH-00212 được tự động cài đặt 24/24. Khi hệ thống hoạt động bình thường thì đèn Power sẽ sáng. Còn nếu như hệ thống gặp sự cố thì các chuông sẽ phát ra âm thanh. Đồng thời tủ sẽ hiển thị khu vực xảy ra sự cố.
Qúa trình hoạt động của thiết bị báo cháy AH-00212
1) Hệ thống giám sát cháy
Sau khi lắp đặt các thiết bị vào hệ thống, cung cấp nguồn AC220V 50Hz/60Hz. Đèn hiển thị nguồn AC sáng và vôn kế chỉ ở vị trí “N”. Đèn báo cháy của hộp hệ thống PBL sáng và hệ thống giám sát bắt đầu hoạt động.
2) Báo động khi xảy ra sự cố cháy
Khi đầu báo khói Horing phát hiện khói hoặc nhấn nút nhấn khẩn, tương đương với việc đang xảy ra sự có cháy. Thì ngay lập tức đèn báo sự cố cháy và đèn báo thiết bị liên quan trên bảng điều khiển đồng thời sáng, chuông trên bo mạch và chuông ngoài hoạt động(phát ra tiếng kêu). Đèn báo cháy trên hộp hệ thống PBL sẽ nhấp nháy.
3) Vô hiệu hóa chuông trên bo mạch
Khi muốn chuông trên bo mạch ngừng hoạt động thì ta nhấn nút “Main Bell”.
4) Vô hiệu hóa chuông ngoài
Khi muốn chuông ngoài ngừng hoạt động thì ta nhấn nút “Area Bell”.
5) Reset
Sau khi sự cố cháy đã được khắc phục ta muốn hệ thống hoạt động lại bình thường thì ta nhấn nút “Reset”. Chú ý khi đầu báo khói đã bị hư hoặc nút nhấn khẩn còn tác động thì ta nhấn nút “Reset ” sẽ không có tác dụng. Khi đó ta phải kiểm tra lại các đầu báo khói và các nút nhấn khẩn.
6) Disconnection Alarm
Bộ điều khiển được trang bị chức năng tự động hiển thị các loop bị lỗi trong quá trình kết nối. Đó có thể là sự cố hở mạch ở một khu vực nào đó, hoặc lỗi kết nối điện trở ngoài. khi xảy ra sự cố thì các đèn tương ứng với các loop sẽ sáng và tiếng beep sẽ kêu. Khi sự cố trên được khắc phục thì sẽ không còn xảy ra hiện tượng như vậy nữa.
Vô hiệu hóa âm thanh Disconnection : để vô hiệu hóa âm thanh Disconnection ta nhấn nút “Caution Snd”.
7) Kiểm tra bộ báo cháy
Ta có thể tạo ra sự cố cháy giả để kiểm tra chức năng của thiết bị báo cháy
7.1. Nút “Auto Reset”, “Accum. SW”, “S. Trans. SW”. Nhấn ba nút trên khi thực hiện quá trình kiểm tra
7.2. Kiểm tra báo động khi xảy ra sự cố cháy
a) Phương pháp kiểm tra đầu báo khói :ta có thể sử dụng các tác nhân gây chấy giả (như bình phun khói, khói từ thuốc lá..) và đặt các đầu báo khói gần các tác nhân này trong một thời gian nhất định, khi đó tín hiệu báo khói sẽ truyền tới bộ điều khiển và quá trình báo động diển ra.
b) Phương pháp kiểm tra nút nhấn khẩn: ta nhấn nút nhấn
Khẩn nếu nút nhấn hoạt động tốt thì quá trình báo động sẽ xảy ra.
7.3. Kiểm tra bảng điều khiển
Ta làm lại thao tác như 1. nhấn nút “Alarm Test”, các đèn hiển thị sẽ sáng, và sau đó nhấn nút “Loop Test”. Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra, ta nhấn các nút “Reset” và “Auto Reset” thì hệ thống sẻ trở về trạng thái ban đầu.
8) Kiểm tra lỗi kết nối
Đầu tiên ta nhấn nút “Discon. Test”, đèn hiển thị sẻ sáng, sau đó nhấn nút “Loop Test”. Sau khi hoàn thành quá trình kiểm tra, ta nhấn các nút “Reset” và “Auto Reset” thì hệ thống sẽ trở về trạng thái ban đầu.
9) Nguồn chuẩn (nguồn Acqui)
Hệ thống điều khiển thì yêu cầu phải có một nguồn dự phòng DC 24V để cung cấp cho hệ thống khi mất nguồn AC. Nguồn này ta thường lấy từ Acqui và Acqui sẽ được nạp một cách tự động trong quá trình hoạt động của hệ thống. Để kiểm tra chức năng của nguồn Acqui ta nhấn nút “Batt. Test”
10) Giao tiếp với điện thoại
Hệ thống điều khiển có thể kết nối với thiết bị truyền thông liên lạc và hai compact phones. Tuy nhiên khi kết nối ta ta phải kết nối cả hai compact phones với jack của điện thoại nếu chỉ kết nối một trong hai compact phones thì hệ thống điều khiển phát ra tiếng kêu và đèn báo “Telephone” sáng.
11) Khởi động hệ thống phun nước
Hệ thống điều khiển có thể được kết nối với hệ thống phun nước tự động. Khi xảy ra sự cố cháy nó sẻ truyền tín hiệu điều khiển, điều khiển hệ thống phun nước hoạt động.
Ý nghĩa của các đèn báo và các nút ấn ở tủ
Đèn Fire sáng đỏ | Xảy ra sự cố |
Đèn AC Power sáng xanh | Nguồn cung cấp ổn định |
Đèn Standby PW | Nguồn acquy cung cấp |
Accum.ind | Đang chống báo cháy giả |
Attention SW | Có một trong các nút ấn trên tủ đang được ấn và cần chú ý |
Disconnect ind | Báo đang bị đứt cầu chỉ hoặc điện trở cuối tuyến |
Caution snd | Tắt chuông báo cháy |
Main bell | Tắt chuông tại tủ |
Area bell | Tắt chuông ngoài tủ |
SW | Tắt chức năng chống báo cháy giả |
Reset | Reset lại tủ |