Hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200 SRI là một trong những hệ thống chữa cháy hàng đầu được lựa chọn lắp đặt tại nước ta. Đây là một hệ thống thông minh với nhiều lựa chọn tùy chỉnh khác nhau vi vậy mà cách thức vận hành theo đó của nó cũng khác đi.
Yêu cầu phải đảm bảo khi lắp đặt và sử dụng hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200
Tiêu chuẩn áp dụng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 3245:1989 An toàn cháy – Yêu cầu chung.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5760: 1993 Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt và sử dụng.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 5738: 2001 Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật.
- Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7161-9: 2002: Hệ thống chữa cháy bằng khí – tính chất vật lý và thiết kế hệ thống. Phần 1: Yêu cầu chung.
- Tham khảo các tiêu chuẩn quốc tế và một số nước phát triển: Tiêu chuẩn quốc tế (ISO), Tiêu chuẩn Mỹ (NFPA2001).
Tính toán cấu hình hệ thống
Phần phát hiện đám cháy (báo cháy)
- Thông tin về sự phát hiện đám cháy được xác lập bởi sự bố trí các đầu báo cháy tự động, các đầu báo được thiết kế theo 2 zone độc lập & lắp đặt kiểu xen kẽ (zone chéo/ cross zone). Các tín hiệu từ đầu báo cháy tự động được gửi về trung tâm xử lý tín hiệu chữa cháy tự động. Trung tâm này là loại trung tâm chữa cháy thông thường.
- Ngoài ra, hệ thống báo cháy còn được trang bị hệ thống báo cháy bằng tay trong trường hợp khẩn cấp mà các đầu báo cháy chưa phát hiện kịp hoặc có sự cố.
Trung tâm điều khiển chữa cháy
- Trung tâm điều khiển chữa cháy là loại thông thường (FAS-EP203)
- Trung tâm điều khiển chữa cháy phải hoạt động cho cả hai trường hợp: nhận tín hiệu phát động từ các đầu báo cháy hoặc là từ Tổ hợp kích hoạt quy trình xả khí
- Trung tâm điều khiển phải có chế độ thời gian trễ báo động và chữa cháy.
- Trung tâm điều khiển phải có khả năng tự kiểm tra lỗi và báo lỗi.
- Có chức năng reset hệ thống
- Hoạt động trên cả hai nền tảng điện áp 220VAC và 24VDC.
- Điều kiện làm việc phù hợp với khí hậu Việt Nam.
Bộ phận báo động
- Bộ phận báo động bằng âm thanh phải đủ lớn và đặc trưng, không nhầm lẫn với các loại âm thanh khác. Đối với các hệ thống thiết bị chữa cháy thường dùng còi báo động.
- Bộ phận báo động bằng ánh sáng được tích hợp với còi báo động trên cùng một thiết bị. Loại đèn báo cháy (nếu có) được dùng là loại đèn nháy với tần số 1 Hz.
Tổ hợp tạm dừng quy trình xả khí (FAS258)
- Trong trường hợp trung tâm điều khiển đã phát lệnh báo động và đang trong thời gian trễ để chữa cháy mà con người phát hiện ra đám cháy không nguy hiểm hoặc là báo động giả thì có thể dừng hệ thống khẩn cấp để tránh chữa cháy sai.
- Tổ hợp tạm dừng quy trình xả khí phải được đặt ở nơi được bảo vệ và có chỉ dẫn rõ ràng giúp mọi người dễ dàng tiếp cận.
Hệ thống dàn chai khí FM200 và phụ kiện
– Bình khí FM200 gồm nhiều kích cỡ khác nhau phù hợp với dung lượng khí nạp HFC227ea/FM200 cho từng khu vực. Hệ thống bình gồm: Bình khí (đã nạp sẵn khí HFC227ea/FM200), hệ van đầu bình, hệ van kích hoạt (gồm chai khí hoạt bằng khí mồi, cần gạt xả khí bằng tay đầu bình), họng xả khí (hoặc ống mềm xả khí), ống dẫn khí mồi (ống đồng)
– Hệ dẫn khí gồm hệ thống đường ống dẫn khí gồm nhiều kích thước khác nhau phù hợp với lưu lượng khí xả HFC227ea/FM200, lăng phun khí gồm nhiều kích thước bắt ren & lỗ khoan đầu phun được tính toán dựa trên phần mềm của nhà sản xuất
– Hệ van chọn vùng (kích hoạt bằng khí mồi từ chai khí mồi/ Pilot cylinder), có kích thước dựa trên lưu lượng khí thiết kế cho từng phòng
– Hệ thiết bị tín hiệu: công tắc giám sát áp lực đường ống.
Tính toán lượng khí HFC227ea/ FM200
– Căn cứ tính toán: Tiêu chuẩn thiết kế NFPA2001/ TCVN7161-09-2009
– Thông số đầu vào: Kích thước khu vực vần bảo vệ, gồm: Chiều dài, rộng, cao. Đặc trưng: Loại chất cháy trong khu vực, mức độ nguy hiểm, trần giả, sàn giả nếu có, độ kín của khu vực
– Sau khi lượng khí HFC227ea được tính toán: Căn cứ vào vị trí lắp đặt bình khí, dung lượng nạp khí theo bình, diện tích che phủ của đầu phun sẽ tính toán được khối lượng bình khí, cấu hình dàn chai hay độc lập, số lượng đầu phun khí…
Mô tả hoạt động của hệ thống (thử nghiệm).
Hệ thống này được thiết kế để hoạt động ở hai chế độ, kích hoạt phun FM200 bằng tay và phun tự động khi xác định chính xác có sự cố cháy xảy ra trong bất kỳ một khu vực nào có gắn hệ thống chữa cháy này.
Giai đoạn 1
Là giai đoạn từ khi nhận được tín hiệu có cháy đến khi công tắc kích hoạt phun Argon được tác động.
Ở chế độ điều khiển tự động:
Khi có sự cố cháy xảy ra trong một khu vực nào đó, đầu báo (định danh là trên zone 1) sẽ cảm nhận được đám cháy và phát tín hiệu báo động về trung tâm xử lý (FAS-EP203), đèn chỉ thị sự cố cháy của zone đó sẽ được bật sáng và còi gắn tại trung tâm sẽ báo động, nhưng lúc này, khí FM200 chưa được phun ra.
Chỉ khi đầu báo trên zone còn lại (định danh là trên zone 2) trong khu vực đó được kích hoạt tiếp tục thì trung tâm mới tự động phát tín hiệu phun khí FM200 sau 10- 20 giây trì hoãn tính từ lúc công tắc kích hoạt phun khí tự động, đồng thời các đèn báo hiệu đang phun khí ở cửa khu vực đó sẽ sáng lên. Các máy điều hoà nhiệt độ hoặc quạt thông gió trong khu vực được tắt tự động trước khi phun khí thông qua sự điều khiển tự động của trung tâm xử lý.
Ở chế độ điều khiển bằng tay:
Trong trường hợp có cháy trên, trung tâm xử ký sẽ hiển thị những thông tin sau đây:
– Người có trách nhiệm điều hành hệ thống chữa cháy nhấn nút kích hoạt phun FM200 ở ngoài cửa phòng – Còi điện báo động chính kêu lên trên trung tâm.
– Còi điện trong kho sẽ kêu báo động. (Nếu dùng loa phóng thanh ở đây thì băng ghi âm có sẵn sẽ tự động thông báo thông tin báo động qua loa).
– Tín hiệu báo cháy được truyền đi liên tục.
Giai đoạn 2
Là giai đoạn sau khi kích hoạt phun FM200.
– Khi nhấn nút trên bộ phận kích hoạt thủ công hoặc rơle khởi động tự động được kích hoạt để phun FM200 sẽ có các hoạt động sau:
- Trung tâm điều khiển phun FM200 sẽ gửi tín hiệu đến bộ phận điều khiển hệ thống thông gió để ngắt quạt thông gió và tắt máy điều hoà không khí.
- Đèn chỉ thị zone sẽ sáng lên và bắt đầu chớp.
- Đồng hồ của trung tâm sẽ bắt đầu đếm ngược thời gian trì hoãn để phun khói (tối thiểu là 20 giây).
Khi quá trình phun FM200 bắt đầu, tín hiệu điện đầu tiên sẽ kích hoạt van điện từ (trên chai khí mồi), khí từ chai này sẽ mở van chọn vùng định danh, rồi sau đó tiếp tục mở dàn chai khí FM200 lớn phía dưới, Khí FM200 được xả khí vào ống góp, thông qua van chọn vùng đã mở & vào khu vực cần chữa cháy. Trong quá trình trì hoãn chờ phun khí (nút kích hoạt đã được tác động), nếu vì bật kỳ một lý do nào cần ngưng khẩn cấp quá trình phun khí, người điều hành hệ thống có thể nhấn nút ngừng phun trên trung tâm xử lý chính hoặc trên Tổ hợp tạm dừng quy trình xả khí.
Quy trình thử nghiệm hệ thống chữa cháy tự động bằng khí FM200
Phát hiện đám cháy
Khi có 1 đám cháy xả ra, khói/ nhiệt sẽ được sinh ra và lan truyền trong không khí. Các đầu báo cháy khói/ nhiệt cảm nhận được khói và gửi tín hiệu báo động về tủ trung tâm chữa cháy thông thường. Trường hợp khác, hệ thống báo cháy chưa kịp phát hiện mà con người đã nhìn thấy có cháy thì có thể nhấn nút ấn Tổ hợp kích hoạt quy trình xả khí (FAS260-PS-28V-RD) để cung cấp thông tin cháy cho tủ trung tâm chữa cháy (FAS-EP203).
Khi thử nghiệm dùng khói/ nhiệt thử trực tiếp vào đầu báo để xem xét khả năng tiếp nhận của đầu báo cháy, xử lý tín hiệu báo cháy của trung tâm báo cháy lúc này trung tâm đưa ra tín hiệu báo cháy bằng chuông. Tiếp theo thử đầu báo thứ hai trung tâm báo chữa cháy đưa ra tín hiệu chữa cháy bằng còi đèn chớp.
Phát tín hiệu báo động
Khi nhận được tín hiệu báo cháy, trung tâm điều khiển chữa cháy tự động sẽ phát tín hiệu báo động (chuẩn bị xả khí) và đồng thời bắt đầu tính thời gian trễ. Tín hiệu báo động trên sẽ bao gồm: tín hiệu báo động bằng âm thanh (Chuông báo động) và tín hiệu biển báo (đèn báo xả khí bật sáng)
Chế độ dừng xả khí khẩn cấp.
Có 2 lý do để tồn tại nút ấn dừng khẩn cấp: thứ nhất, khi xả khí FM200 có thể gây nguy hiểm cho con người và thứ hai, quá trình thay thế khí FM200 có giá thành tương đối cao. Vì vậy khi có ai đó nhận ra rằng, tín hiệu báo cháy là tín hiệu giả hoặc trong quá thời gian trễ mà nhận thấy rằng đám cháy không còn nguy hiểm nữa hoặc đã tắt … thì có thể nhấn nút ấn dừng khẩn cấp để ngăn cản quá trình xả khí.
Quá trình kích hoạt và phun khí.
Khi trung tâm báo cháy tính hết thời gian trễ báo động thì sẽ phát động lệnh kích hoạt xả khí. Tín hiệu kích hoạt được đưa đến van điện từ (trên bình kích hoạt) khí từ chai này sẽ mở van chọn vùng định danh, rồi sau đó tiếp tục mở dàn chai khí FM200 lớn phía dưới, Khí FM200 được xả khí vào ống góp, thông qua van chọn vùng đã mở & vào khu vực cần chữa cháy. (Trong quá trình thử nghiệm không đấu van kích hoạt vào bình khí).
Kích hoạt bằng nút ấn xả khí (FAS260-PS-28V-RD)
– Người có trách nhiệm điều hành hệ thống chữa cháy nhấn nút kích hoạt phun FM200 ở ngoài cửa phòng – Còi điện báo động chính kêu lên trên trung tâm.
– Còi điện trong kho sẽ kêu báo động. (Nếu dùng loa phóng thanh ở đây thì băng ghi âm có sẵn sẽ tự động thông báo thông tin báo động qua loa).
– Tín hiệu báo cháy được truyền đi liên tục.
Kích hoạt bằng tay: Chọn 1 trong 3 phương thức bên dưới
– Nhấn tổ hợp kích hoạt quy trình xả khí (FAS260-PS-28V-RD).
– Nhấn nút “Manual extinguishant release” trên tủ (FAS-EP203).
– Gạt cần xả khí trên chai khí mồi (CO2054-CS-020-SP).
Lưu ý khi quản lý và vận hành hệ thống FM200
Giá trị
FM200 là hệ thống chữa cháy khí có giá thành cao, nên việc cấp quyền vận hành cần được làm đầy đủ và chi tiết.
Rủi ro không mong muốn:
- Hệ FM200 kích hoạt tự động thông qua tủ điều khiển chữa cháy. Quy trình giám sát, vận hành tủ cần thường xuyên & liên tục. Đảm bảo tủ luôn tình trạng an toàn & hoạt động tốt hạn chế tối đa các nguy cơ như quá nhiệt, độ ẩm cao, hư hại… dẫn đến việc chức năng hoạt động bị sai & tự kích hoạt
- Hệ FM200 có cơ chế kích hoạt chủ động thông qua tác động của con người thông qua Tổ hợp kích hoạt tại chỗ (FAS258-AB-28V), Cần gạt xả khí bằng tay đầu bình (Chai khí mồi CO2054-CS-020-SP) & Nút nhấn xả khí khẩn trên tủ điều khiển (FAS-EP203). Nên các cơ quan này cần được giám sát & bảo vệ cẩn thận. Người sử dụng phải được đào tạo & cấp quyền đầy đủ khi vận hạnh
Bảo trì hệ thống FM200
- Hàng tháng: Kiểm tra qua mắt thường áp lực khí trên bình qua đồng hồ đo áp (nằm trong giới hạn xanh), kiểm tra độ ăn mòn trên vỏ bình, van, đường ống & các phụ kiện khác
- 3 Tháng: Kiểm tra và vệ sinh đường ống dẫn khí, dây tín hiệu, tủ điều khiển chữa cháy & các thiết bị ngoại vi
- 6 Tháng: Kiểm tra & thử lại toàn bộ hệ thống điều khiển, vệ sinh hệ thống đường ống dẫn khí, van chọn vùng
- Hàng năm: Kiểm tra toàn diện hệ thống FM200, tương tự quy trình Nghiệm thu & Vận hành thử Hệ thống